Modem là gì? Phân loại và phân biệt Modem với Router

2 tuần trước -

Modem là một công cụ không thể thiếu trong việc kết nối Internet của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ đặc điểm và chức năng của Modem là gì. Vây nên bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về Modem cũng như phân biệt Modem và Router khác nhau như thế nào? Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu nhé! 

Xem thêm: Router là gì? Tìm hiểu chức năng và nguyên lý hoạt động của Router

Modem là gì?

Modem là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ Modulator and Demodulator, dịch ra nghĩa là bộ điều chế và giải điều chế. Đây là một thiết bị thực hiện cả 2 quá trình điều chế sóng tín hiệu tương tự để mã hóa dữ liệu số và giải điều chế tín hiệu mạng.

Giải thích một cách dễ hiểu hơn thì Modem là một thiết bị phần cứng. Nó có chức năng chuyển đổi thông tin kỹ thuật số từ các thiết bị kết nối mạng (điện thoại, máy tính) sang tín hiệu analog có thể truyền qua dây dẫn và ngược lại. Mục đích là tạo ra tín hiệu có thể truyền đi dễ dàng và giải mã một cách đáng tin cậy.

Modem là thiết bị có chức năng điều chế và giải chế tín hiệu mạng
Modem là thiết bị có chức năng điều chế và giải chế tín hiệu mạng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Phát hiện "không trượt phát nào" ai đang dùng chùa Wi-Fi nhà bạn

Ưu và nhược điểm của Modem

Bất kỳ sản phẩm hay thiết bị nào khi sử dụng cũng đều sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Vậy ưu và nhược điểm của modem là gì? Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu trong nội dung sau đây:

Ưu điểm

Modem là con đường giao tiếp dữ liệu được sử dụng rộng rãi bởi chúng sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Chuyển đổi tín hiệu cực kỳ hiệu quả, nhanh chóng.
  • Modem có thể hỗ trợ tốc độ truyền mạng cao, giúp người dùng truy cập Internet nhanh chóng và mượt mà.
  • Hiện nay, Modem có nhiều loại khác nhau, linh hoạt về giá cả, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau và khả năng tài chính của từng người.
  • Một số Modem hiện nay có khả năng tương thích với công nghệ Fax cao, giúp người dùng gửi và nhận tin nhắn Fax chỉ trong vài giây.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm thì Modem cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Nhược điểm lớn nhất khi sử dụng Modem đó là có thể khiến máy tính dễ bị tin tặc và phần mềm độc hại tấn công. Tuy nhiên, hầu hết các Modem hiện nay đều được tích hợp tường lửa (Firewall) và phần mềm bảo mật để tăng cường độ bảo mật.
  • Không thể chủ động trong việc nâng cấp Modem mà phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ mạng ISP.
  • Các dòng Modem thường kết nối với PC qua dây dẫn nên thiếu tính di động.
  • Các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa không phù hợp để sử dụng các dòng Modem DSL.

Phân loại Modem

Hiện nay, Modem được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Sau đây là 2 loại Modem thịnh hành nhất hiện nay:

Phân loại theo chức năng

Dựa theo chức năng, Modem được chia thành 3 loại chính gồm:

  • Modem gắn ngoài (External Modem): Là một thiết bị mạng riêng lẻ nằm độc lập bên ngoài máy tính. External Modem có đèn báo các chức năng khác nhau và có thể dễ dàng di chuyển từ hệ thống máy tính này sang hệ thống máy tính khác. Người dùng có thể kết nối Modem với máy tính thông qua USB hoặc dây Ethernet.
  • Modem kết hợp với Router (Router/Modem Combo): Đây là loại Modem được kết hợp và chứa trong Router, cho phép kết nối nhiều thiết bị vào trong một mạng cục bộ LAN và mạng Internet. Người dùng chỉ cần sử dụng một thiết bị thay vì gắn cùng lúc Router và Modem riêng biệt.
  • Modem tích hợp, gắn trong (Integrated Modem): Là thiết bị được gắn bên trong bảng mạch của máy tính, thường có dạng card mạng lắp ở khe PCI. Hiện nay, Integrated Modem không còn được sử dụng ưa chuộng bởi sự không linh hoạt.
Modem gắn ngoài (External Modem)
Modem gắn ngoài (External Modem) (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Những nguy hiểm cần biết khi sử dụng Wi-Fi công cộng

Phân loại theo cách thức truyền dẫn

Dựa theo cách thức truyền dẫn, Modem được chia thành 3 loại chính như sau:

  • Modem thuê bao số (Modem DSL): Sử dụng kết nối bộ định tuyến hoặc máy tính với một đường dây điện thoại có cung cấp dịch vụ kỹ thuật số có kết nối Internet. Modem DSL được kết nối với một máy tính duy nhất thông qua cổng USB hoặc dây Ethernet.
  • Modem cáp quang (Fiber Optic Modem): Loại Modem này không truyền tín hiệu qua cáp đồng mà sử dụng mạng cáp quang. Hiện nay, Fiber Optic Modem đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống và một số ứng dụng hệ thống mạng truyền thông dữ liệu của nhà xưởng, văn phòng làm việc,... Đó chính là nhờ vào ưu điểm tốc độ truyền tín hiệu nhanh chóng của Modem cáp quang.
  • Modem quay số (Modem Dial-up): Modem quay số sẽ lấy dữ liệu kỹ thuật số từ máy tính, sau đó điều chỉnh thành tín hiệu âm thanh và gửi đến Modem nhận. Modem nhận này sẽ giải điều chế tín hiệu từ nhiễu trở lại thành dữ liệu kỹ thuật số để máy tính xử lý.

Chức năng của Modem

Qua những thông tin sơ lược về Modem là gì, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hiểu được chức năng chính của Modem là điều chế và giải điều chế tín hiệu mạng. Bên cạnh đó, Modem còn tích hợp nhiều chức năng khác như:

  • Nén dữ liệu: Chức năng của Modem giúp giảm lượng thời gian gửi dữ liệu và giảm lượng lỗi trong quá trình truyền tín hiệu.
  • Kiểm soát lưu lượng mạng.
  • Truyền tải và sao lưu dữ liệu.
  • Quản lý từ xa.
  • Sửa lỗi: Khi thông tin được truyền giữa các Modem thay đổi, mất dữ liệu hay bị hỏng thì Modem cần sử dụng đến tính năng sửa lỗi để khắc phục một cách nhanh nhất.

Chức năng chính của Modem là điều chế và giải điều chế tín hiệu mạng
Chức năng chính của Modem là điều chế và giải điều chế tín hiệu mạng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Scan là gì? Cách scan giấy tờ nhanh chóng và đơn giản nhất

Phân biệt Modem và Router

Modem và Router là gì? Đây là hai thiết bị quan trọng trong hệ thống mạng. Tuy nhiên Modem và Router cũng có những điểm khác biệt như:

Phân biệt thông qua vai trò

Modem là gì? Modem được xem là một cầu nối để truyền và nhận gói Internet từ nhà mạng cung cấp dịch vụ. Sau đó, Router sẽ tiếp nhận và truyền mạng cho các thiết bị sử dụng Internet thông qua sóng WiFi hoặc dây Ethernet.

Router có nhiệm vụ kết nối các thiết bị trong cùng một hệ thống mạng bằng cách gửi các gói dữ liệu giữa những thiết bị này. Dữ liệu có thể được gửi từ máy tính này sang máy tính khác, từ điện thoại này sang máy tính kia hoặc từ máy tính đi ra Internet.

Như phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy Modem và Router khác nhau dựa trên vai trò của chúng. Trong khi Modem có vai trò kết nối Internet từ nhà cung cấp dịch vụ thì Router có nhiệm vụ truyền Internet từ Modem sang các thiết bị như máy tính bàn, laptop, điện thoại,...

Phân biệt thông qua bề ngoài

Một Modem cơ bản thường có 1 hoặc 2 cổng LAN để phát ra Router, 1 cổng để nhận tín hiệu từ dây cáp quang và cáp đồng ADSL. Còn đối với Router, nó thường sẽ có các râu phát WiFi và nhiều cổng LAN nhằm kết nối với nhiều thiết bị.

Tuy nhiên, hiện nay, Modem cơ bản như trên không còn được sử dụng phổ biến. Thay vào đó, nhà cung cấp dịch vụ sẽ trang bị cho người dùng Internet các thiết bị như Modem Router hoặc Modem WiFi. Đây có thể được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa Modem cơ bản và Router WiFi.

Phân biệt sự khác nhau của Modem và Router thông qua bề ngoài
Phân biệt sự khác nhau của Modem và Router thông qua bề ngoài (Nguồn: Internet)

Hy vọng, với những thông tin mà Nguyễn Kim chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Modem là gì cũng như chức năng và ưu nhược điểm của Modem. Việc nắm vững kiến thức về Modem và các loại Modem phổ biến hiện nay sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng [TÊN SẢN PHẨM] hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: nkare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Có thể bạn cũng thích